Home » Tin giáo dục » Hội thảo góp ý về chương trình truyền hình giáo dục

Hội thảo góp ý về chương trình truyền hình giáo dục

Tại buổi hội thảo, nhà báo Nhật Hoa – Giám đốc Trung tâm Sản xuất các chương trình giáo dục (Đài Truyền hình Việt Nam) đã trình bày với đại diện lãnh đạo Sở GDĐT cùng các thầy cô giáo đến từ 6 tỉnh, thành  gồm TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Long về nội dung, khung chương trình sẽ phát sóng trên VTV7. 

Theo đó, sau gần 2 năm chuẩn bị VTV7 đã được phát sóng thử vào hôm 20/11 và dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2016. Qua việc phát sóng thử, kênh đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ mọi tầng lớp và thông qua hội thảo lần này, Lãnh đạo kênh VTV7 cũng hi vọng, các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo sẽ tiếp tục có những đóng góp thiệt thực để kênh truyền hình giáo dục hoàn thiện về nội dung, hình thức, đậm hơi thở giáo dục.

Chia sẻ tại hội thảo, cô giáo Cẩm Vân – Giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) – cho rằng: Cần đẩy mạnh sản xuất các chương trình và nó phải được đầu tư nghiêm túc, được kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, cả người dạy, người học sẽ có được nguồn tư liệu và nguồn kiến thức chuẩn nhất phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Ngoài ra, những cuộc thi hấp dẫn do Bộ GDĐT tổ, ví dụ cuộc thi về thiết kế bài giảng E-Learning về chủ đề “Dư địa chí Việt Nam” những tác phẩm chất lượng cao cần được triển khai rộng trên truyền thông, nhất là kênh truyền hình giáo dục…

Đại diện cho Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GDĐT), TS Nguyễn Công Hinh – Vụ trưởng – góp ý: Để tăng thêm tính thực tiễn và thuyết phục của chương trình, VTV7 nên mời các khách mời là những người thành công trong tất cả các lĩnh vực của đời sống như quản lý, kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, nghệ nhân làm nghề truyền thống… tham gia chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, nhằm lưu giữ lại những kinh nghiệm quý báu, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. 

Các chương trình cần được bố trí khoa học vào các khung giờ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, Kênh VTV7 cũng cần thành lập Hội đồng chuyên sâu gồm các chuyên gia từ Bộ GDĐT, các nhà sư phạm tâm huyết để xây dựng, thẩm định các chương trình giáo dục trước khi phát sóng nhằm đảm bảo tính khoa học về nội dung, cách thức thể hiện hấp dẫn, lôi cuốn khán giả..

Tới dự và phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GDĐT – khẳng định: Việc ra đời kênh truyền hình giáo dục quốc gia là một sự kiện quan trọng góp phần thực hiện các chủ trương, giải pháp nêu trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT, góp phần vào công cuộc đổi mới GDĐT hiện nay.

 Kênh truyền hình vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, sẽ truyền tải những kiến thức đa dạng, gắn liền với cuộc sống một cách hấp dẫn, phát huy hứng thú, tính tò mò, ham hiểu biết của mọi đối tượng trẻ em, HSSV, người lao động… Điều đó có ý nghĩa trong việc bình đẳng cơ hội tiếp cận cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người, nhất là những người ở vùng khó khăn.

Bình luận bài viết

x

Check Also

Ngoại khóa “Tuyên truyền phổ biến pháp luật”

Sáng thứ 2 ngày 09/5, Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn phối hợp với Công an ...