Home » Chuyên đề - Chuyên môn » Bí quyết giúp đạt kết quả cao môn Tiếng Anh

Bí quyết giúp đạt kết quả cao môn Tiếng Anh

GDTĐ – Để đạt kết quả cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh, cô Nguyễn Thị Hồng Minh – Giáo viên Trường THPT Tuy Phước số 1 (Bình Định) – lưu ý: Học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức THPT và tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12. Chú ý học cơ bản và nâng cao theo từng phần. Để đạt kết quả cao trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 môn tiếng Anh đạt kết quả cao, cô Nguyễn Thị Hồng Minh – giáo viên Trường THPT Tuy Phước số 1 (Bình Định) – lưu ý: Học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức THPT và tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12. Chú ý học cơ bản và nâng cao theo từng phần. Cụ thể như sau:

Kiến thức ngôn ngữ, phần động từ (Verbs):

Lưu ý:

Tenses:

– Passive: Ngoài các dạng bị động cơ bản tương ứng với các thì ở chủ động, cần lưu ý các dạng bị động như:

Bị động nguyên thể, bị động passive gerund.

– Câu cầu khuyến bị động ( have ST done )

Dạng bị động kép:

– People say S + …

– It is said that S…..

– S is said …. to V.

– Gerund and Infinitive

– Cần lưu ý những từ/ cụm động từ/ một số thành ngữ/ giới từ: + Ving

– V + to V

– V + Bare V

– Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ:

(Present participle and Past participle)

– Nắm vững sự hài hòa giữa chủ ngữ và động từ:

(Subject _ Verb Agriement)

Thông thường S số ít + V số ít

S số nhiều + V số nhiều

Tuy nhiên chủ ngữ trong tiếng anh không phải lúc nào cũng để xác định theo số ít/nhiều, vì vậy khi xác định S cần lưu ý những trường hợp đặc biệt

– Nắm vững cách sử dụng động từ.

(Phrasal Verb) đã học trong chương trình SGK và nâng cao.

Noun (DT): Cần lưu ý

Danh từ số ít, danh từ số nhiều, ngữ cảnh cho danh từ, một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các tiếp tố: -tion, -ment

– Adverbs:

– Adjectives: Lưu ý

– Vị trí

– Trật tự tính từ trong câu, cụm từ.

– Đặc biệt khi câu có nhiều tính từ đi liền nhau bổ nghĩa cho danh từ.

– So sánh tính từ và các dạng đặc biệt.

– Prepositions:

– Thời gian

– Phương hướng

– Mục đích

– Pronunciation:

– Âm cuối “s, es”

– Âm cuối “_ed”

-Trọng âm trong từ đa âm tiết.

– Nguyên âm.

– Phụ âm.

– Clauses:

– Noun Clause.

– Adjective Clause

– Adverbial Clause

– Reported Speech:

– Statement

– Questions

– With gerund

– With Infinitive

– Subjunctive: giả định

– Invension: đảo ngữ.

– Phần Writing:

– Transformation Sentences

– Combining sentences.

– Finding errors.

Phương pháp làm bài luận môn Tiếng Anh:

– Để viết được một đoạn văn (Paragraph) trước tiên các em học sinh cần hiểu rõ bố cục và cách sắp xếp chi tiết trong một đoạn văn chứ không thể “ nghĩ sao viết vậy”

Cấu trúc và cách triển khai:

Thông thường một đoạn văn viết băng Tiếng anh có độ dài dao động trong khoảng 80_150 từ. Trong đoạn văn chuẩn phải có câu chủ đề ( topic sentence).

Topic sentence có 2 phần: Topic + controlling idea

– Câu chủ đề là mở đầu đoạn văn.

– Khi đã có câu chủ đề,ta phải:

-Tìm ý để triển khai ý chính

– Việc tìm ý chính không quá phức tạp.

Thí sinh cần tự đặt ra những câu hỏi lien quan đến chủ đề, sau đó tự trả lời những câu hỏi này thường bắt đầu bằng các câu nghi vấn từ: When ?, Where?, Why ?

Những câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ được sử dung như “ supporting sentence” , người viết chỉ cần ráp nói chúng lại thì sẽ có một đoạn văn hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, mấu chốt ở công đoạn này là các em phải biết sắp xếp các câu văn theo một trật tự nhất định chứ không phải “ có gì viết nấy”

– Cách sắp xếp “supporting sentence” trong một đoạn văn:

1. Từ các chi tiết quan trọng – ít quan trọng nhất.

2. Ít quan trọng – quan trọng nhất.

3. Theo trật tự thời gian.

4. Theo trình tự thời gian.

5. Cuối cùng kết thúc đoạn văn bằng câu kết (concluding sentence)

6. Kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp trong câu.

Nguyễn Thị Hồng Minh

Bình luận bài viết

x

Check Also

“Cú hích” trong cách dạy, cách học Ngữ văn

GDTĐ – Đề kiểm tra hay đề thi chính là một “cú hích”, một lực ...