Home » Chuyên đề - Chuyên môn » Giúp thí sinh đạt điểm cao môn Địa lý

Giúp thí sinh đạt điểm cao môn Địa lý

GDTĐ – Cô Hoàng Thị Nga – Giáo viên môn Địa lý Trường THPT Chi Lăng (Lạng Sơn) – chia sẻ một số phương pháp ôn tập môn Địa lý để tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 đạt kết quả cao.

Một số định hướng trong soạn – giảng giờ ôn tập

Đối với giáo viên

Không yêu cầu học sinh nhớ máy móc, nắm chung chung mà bao quát toàn bộ nội dung và có chuyên sâu về kiến thức. Trong nội dung mỗi bài, mỗi phần ở từng mục cần hướng dẫn học sinh gạch chân những từ khóa quan trọng để hiểu bản chất của vấn đề.

Thay vì hướng dẫn học sinh làm đề cương sơ lược như trước đây, giáo viên hướng dẫn cho học sinh ghi chép nội dung chính bằng cách gạch các ý cơ bản, hoặc sơ đồ hóa kiến thức. Đôi khi cần đọc hiểu chứ không nhất thiết là học thuộc lòng.

Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi tự luận sau đó dần chuyển thể các câu hỏi tự luận dài thành các câu hỏi tự luận ngắn (thường là các câu dẫn trong câu trắc nghiệm) và câu trắc nghiệm để học sinh rèn luyện tư duy, phân tích để không bị nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức.

 Cô Hoàng Thị Nga Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề và thực hiện lựa chọn đáp án: có thể dùng phương pháp loại trừ, phân tích từng đáp án để lựa chọn đáp án đúng nhất.

Cần hướng dẫn học sinh giải thích sự lựa chọn phương án đúng/ đúng nhất/ sai để học sinh hiểu và nắm bản chất kiến thức và chắc chắn hơn.

Giáo viên cần dành thời gian chữa bài trắc nghiệm, điều chỉnh nhận thức sai, cách suy nghĩ, lập luận chưa đúng của học sinh.

Trong quá trình chữa bài cần chỉ ra những lỗi hay mắc của học sinh, hướng dẫn học sinh cách nhận biết dạng câu hỏi, phân tích phương án gây nhiễu, phương pháp loại trừ, để từ đó có sự lựa chọn đúng.

Việc sưu tầm các câu hỏi từ các nguồn thông tin khác nhau (đặc biệt trên Internet, giữa các trường…) cần có sự chọn lọc, điều chỉnh, xác minh, bổ sung, trao đổi với đồng nghiệp để sử dụng có hiệu quả; trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và luôn bám sát theo Sách giáo khoa.

Đối với học sinh

Học sinh cần nhớ được các kiền thức cơ bản, tăng cường luyện tập các đề thi trắc nghiệm ở các tài liệu tham khảo đã được kiểm duyệt để nắm được các dạng câu hỏi, bố cục, cách thức làm bài trắc nghiệm.

Học sinh nên ghi lại câu dẫn và nội dung đáp án đúng vào vở ghi thay vì chỉ ghi từ A, B, C hoặc D để tăng khả năng ghi nhới kiến thức.

Chú ý việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi, nhận dạng, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, xử lí số liệu…

Quá trình ôn tập

Giáo viên thực hiện ôn tập nghiêm túc theo kế hoạch, đầu tư soạn giáo án có chất lượng.

Đa dạng các hình thức củng cố kiến thức cũ, luyện tập nhằm kích thích sự chủ động, tích cực cua học sinh trong giờ ôn tập; tạo ra không khí ôn tập sôi nổi, có sự cạnh tranh giữa các nhóm học sinh, các cá nhân học sinh.

Tiếp cận sát với đề thi THPTQG. Hệ thống câu hỏi cần đa dạng về hình thức, cấp độ, có sự phân hóa. Chú trọng phần luyện tập, chữa bài cần cụ thể, chi tiết với từng dạng câu hỏi. Khai thác triệt để Sách hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia

Học sinh cần ôn tập nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có đầy đủ sách, vở, Atlat, tài liệu, dụng học tập. Rèn luyện kĩ năng, tích cực luyện tập.

Hoàng Thị Nga

Bình luận bài viết

x

Check Also

“Cú hích” trong cách dạy, cách học Ngữ văn

GDTĐ – Đề kiểm tra hay đề thi chính là một “cú hích”, một lực ...