Home » Chuyên đề - Chuyên môn » Lưu ý chung với các môn thi THPT quốc gia

Lưu ý chung với các môn thi THPT quốc gia

GDTĐ – Các thầy cô Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) chia sẻ những lưu ý trong dạy học, ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.

Lưu ý với các môn đã thi trắc nghiệm từ các năm học trước

Thầy Nguyễn Văn Thiều – Hiệu trưởng Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) – cho biết: Những lưu ý dưới đây đã được giáo viên trong trường cùng trao đổi và đi đến thống nhất. Theo đó, đối với các môn học đã tổ chức thi trắc nghiệm từ những năm học trước như Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ, việc học sinh làm bài kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan đã được các thầy cô và học sinh thực hiện tương đối nề nếp.

Điểm cần khắc sâu và lưu ý cụ thể như sau:

Đối với giáo viên, cần tiếp tục cải tiến, soạn giảng và thi công từng bài dạy một cách chi tiết, cẩn thận, khoa học phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát triển năng lực đồng thời vận dụng những kinh nghiệm giảng dạy, và thiết kế câu hỏi bám sát nội dung chương trình môn học theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, cách thức tổ hợp ngân hàng đề kiểm tra định kỳ theo chương trình giảng dạy.

Đối với học sinh, việc đi học chuyên cần là vô cùng quan trọng. Cùng với đó, học sinh phải rèn luyện cách thức vận dụng kiến thức của từng bài học trong toàn bộ chương trình môn học theo hướng dẫn của thầy cô.

Lưu ý với các môn Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân

Với những môn lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia như Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, các thầy cô Trường THPT Dương Quảng Hàm lưu ý:

Vì đây năm học đầu tiên thầy cô và học sinh thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá gắn với hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi THPT quốc gia, vì vậy, yêu cầu giáo viên dạy cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết từng bài một; mỗi bài dạy giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo hình thức tự luận để hiểu bản chất vấn đề.

Kết thúc chương giáo viên mới cho học sinh làm bài trắc nghiệm và rèn kỹ năng và cách thức làm bài trắc nghiệm.

Để làm tốt bài tập trắc nghiệm thì học sinh phải làm tốt bài tập tự luận, hiểu bản chất vấn đề; từ đó yêu cầu giáo viên cần bám sát câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa, sách bài tập cơ bản và nâng cao, sách tham khảo để chuyển hóa và thiết lập bài tập trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức cơ bản và phù hợp đối tượng học sinh.

Theo chia sẻ của hiệu trưởng Nguyễn Văn Thiều, từ đầu năm học 2016 – 2017, giáo viên bộ môn đã được ban giám hiệu nhà trường quán triệt nội dung đổi mới kỳ thi THPT quốc gia.

Trong đó, lưu ý giáo viên chú trọng cải tiến nâng cao chất lượng bài soạn; thực hiện kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới: Sau mỗi bài dạy, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh làm bài theo hình thức tự luận.

Sau mỗi chương, phần cần tăng cường rèn luyện kỹ năng làm bài theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan đáp ứng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

Hải Bình

Bình luận bài viết

x

Check Also

“Cú hích” trong cách dạy, cách học Ngữ văn

GDTĐ – Đề kiểm tra hay đề thi chính là một “cú hích”, một lực ...