Home » Chuyên đề - Chuyên môn » Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Tin học

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Tin học

GDTĐ – Sử dụng sơ đồ tư duy vô cùng hữu ích trong giảng dạy Tin học, giúp phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

Thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp với bài giảng

Để thiết kế một sơ đồ tư duy, có thể vẽ thủ công trên bảng, trên giấy… Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Mind Map với các bước như sau:

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.

Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

Bước 4: Thêm các hình ảnh minh họa

Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy

Trước hết giáo viên phải cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy. Giáo viên nên giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập; đưa ra một số sơ đồ tư duy và yêu cầu học sinh diễn giải, thuyết trình về nội dung của sơ đồ tư duy theo cách hiểu riêng của mình.

Sử dụng sơ đồ tư duy giao nhiệm vụ chuẩn bị bài

Giáo viên định hướng cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách lập một sơ đồ tư duy về bài học, những đề mục sẽ có trong bài học mới. Điều này sẽ bắt buộc học sinh phải đọc bài và nghiên cứu bài trước, giúp học sinh nắm được một cách khái quát những điều sẽ có trong bài học mới.

Ví dụ: Trước khi học bài 16: “Định dạng văn bản” – Tin học 10, giáo viên yêu cầu học sinh về vẽ một sơ đồ tư duy về các đề mục có trong bài.

Sử dụng sơ đồ tư duy khi vào tiết học mới

Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp, cho học sinh chia theo nhóm thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà đối với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm.

Giáo viên đặt câu hỏi: Chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 (các đề mục có trong bài) và gọi học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề, chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.

Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2… Học sinh sẽ hoàn thành nội dung sơ đồ tư duy của bài học mới ngay tại lớp.

Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào sơ đồ tư duy của từng cá nhân.

Ví dụ 1: Khi học bài 16: “Định dạng văn bản” – Tin học 10, sau khi học xong nhánh cấp 1, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để triển khai kiến thức và hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài học: Định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản gồm các thuộc tính nào? Có mấy cách định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản? Định dạng kí tự, đoạn văn bản gồm những thành phần nào?

Một số bài giảng đã được thiết kế với sơ đồ tư duy

Trong bài 3: “Giới thiệu về máy tính” – Tin học 10 giáo viên cùng học sinh phân loại các thiết bị của máy tính:

Khi học bài 15: “Thao tác với tệp” – Tin học 11, sau khi giáo viên làm rõ các thao tác sẽ yêu cầu học sinh chia nhóm vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con cấp 2, cấp 3…). Sau đó, cho các nhóm lên trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung; giáo viên kết luận:

Khi học bài 16: “Ví dụ làm việc với tệp” – Tin học 11, giáo viên có thể kết hợp với sơ đồ tư duy đã vẽ trong bài 15: “Thao tác với tệp” và thông qua hệ thống câu hỏi để xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học mới, khi đó việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh trở nên logic và khái quát hơn:

Ôn chương II – Tin học lớp 11: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa các kiến thức của một chương thể hiện đầy đủ các nội dung kiến thức và được đặt trong mối liên hệ của chúng nên học sinh dễ nhớ và có điều kiện nhớ lâu.

Ở phần củng cố bài: giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày nội dung sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện cho các bạn theo dõi nội dung bài học. Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học lần sau.

Bình luận bài viết

x

Check Also

“Cú hích” trong cách dạy, cách học Ngữ văn

GDTĐ – Đề kiểm tra hay đề thi chính là một “cú hích”, một lực ...