Home » Đoàn Thanh Niên » Hướng dẫn Đại hội, Hội nghị Chi đoàn

Hướng dẫn Đại hội, Hội nghị Chi đoàn

HƯỚNG DẪN ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ CHI ĐOÀN

  1. TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN?

Đại hội Chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ (mặt mạnh, hạn chế), đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và bầu Ban chấp hành mới để lãnh đạo Chi đoàn giữa 2 kỳ Đại hội.

Việc tham gia chuẩn bị đại hội là nhiệm vụ của mỗi đoàn viên. Ban chấp hành Chi đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể theo khả năng của đoàn viên, tránh ôm đồm công việc, dễ dẫn đến tình trạng đoàn viên thờ ơ, không thấy đuợc trách nhiệm của bản thân đối với sinh hoạt chính trị quan trọng này.

  1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO ĐẠIHỘI CHI ĐOÀN
  2. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI :
  3. Chuẩn bị các văn bản của Đại hội:

1.1- Báo cáo Đại hội:

Báo cáo Đại hội là nội dung chính và quan trọng hàng đầu của Đại hội. Do đó cần phải được chuẩn bị tốt và bảo đảm đúng quy trình nguyên tắc của Đại hội Đoàn.
Cách viết một báo cáo Đại hội Đoàn như sau:

– Tiêu đề báo cáo: Nếu chi đoàn có Ban chấp hành (BCH) thì ghi tiêu đề là: Báo cáo của BCH chi đoàn…………tại Đại hội lần thứ…….nhiệm kỳ 200…. đến 200…; Nếu chi đoàn không có BCH thì ghi tiêu đề là: Báo cáo của chi đoàn tại Đại hội lần thứ……. nhiệm kỳ 200…đến 200…

– Bố cục báo cáo có 2 phần chính: Phần đánh giá tình hình công tác Đoàn và phong trào Thanh niên công nhân (TNCN) nhiệm kỳ qua; Phần phương hướng nhiệm kỳ tới. Nếu chi đoàn có BCH nên gắn luôn phần kiểm điểm BCH thành một mục trong phần đánh giá tình hình.

– Cơ cấu báo cáo cần bảo đảm cân đối giữa phần đánh giá tình hình và phần phương hướng, tránh tình trạng phần đánh giá thì dài mà phương hướng lại ngắn.

Cách viết từng phần cơ bản như sau:

* Phần đánh giá tình hình:

+ Tình hình đặc điểm của địa phương, đơn vị.

+ Tình hình thanh niên và đặc điểm của chi đoàn.

+ Kết quả đạt được trên các mặt chính, bao gồm: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác cũng cố, xây dựng tổ chức; công tác thiếu niên nhi đồng.

+ Nêu những hạn chế, tồn tại, yếu kém, khuyết điểm và những kinh nghiệm.
* Phần phương hướng và nhiệm vụ: Cách viết cũng theo từng mặt công tác nói trên nhưng không nên dàn trải mà cần có trọng tâm, xây dựng được mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả.

1.2 – Diễn văn khai mạc Đại hội :

Nội dung của một bài khai mạc Đại hội phải cần có những nội dung cơ bản sau đây:

+ Những căn cứ tiến hành Đại hội (thường gọi là tuyên bố lý do).

+ Giới thiệu đại biểu.

+ Những nhiệm vụ chính của Đại hội.

+ Nêu trách nhiệm, ý thức của đại biểu Đại hội.

+Tuyên bố khai mạc Đại hội.

1.3- Diễn Văn bế mạc:

Cần có các ý chính sau: Khái quát tinh thần và kết quả các nội dung công việc đã làm được của Đại hội; Kêu gọi tinh thần của cán bộ đoàn viên, thanh, thiếu nhi ra sức thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội; Cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự giúp đỡ, hổ trợ của các ban, ngành vv… đối với Đại hội.

1.4- Nghị quyết Đại hội:

Nghị quyết Đại hội khác với biên bản Đại hội. Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:

+ Thời gian diễn ra Đại hội.

+ Đại hội đã thống nhất báo cáo của BCH chi đoàn trình Đại hội.

+ Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì.

+ Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào.

+ Đại hội giao cho BCH khóa mới hoàn chỉnh theo tinh thần thảo luận của Đại hội và triển khai thực hiện nghị quyết.

+ Đại hội kêu gọi các cấp, các ngành quan tâm giúp đỡ và các đoàn viên, thanh, thiếu nhi thực hiện thắng lợi nghị quyết.(Nghị quyết Đại hội chi đoàn chỉ nên viết trong phạm vi 1 trang giấy)

Ngoài báo cáo, diễn văn khai mạc, bế mạc, văn bản trong Đại hội chi đoàn cần chuẩn bị gồm: Chương trình Đại hội, biên bản kiểm phiếu, vv…

2 – Chuẩn bị nhân sự BCH, Bí thư, Phó bí thư:

+Chi đoàn:

– Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.

– Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.

+ Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 uỷ viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 uỷ viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 uỷ viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Uỷ viên thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và  được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp Ban Chấp hành có thể bầu 2 Phó Bí thư.

3 – Tổ chức hội nghị BCH hoặc toàn thể chi đoàn lần cuối để thống nhất nội dung, công việc Đại hội:

    Vì BCH là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội nên trước khi Đại hội nhất thiết phải họp BCH hoặc họp toàn thể chi đoàn để thông qua các nội dung, chương trình, điều kiện tiến hành Đại hội. Nội dung hội nghị gồm: Thông qua dự thảo báo cáo Đại hội; dự kiến nhân sự BCH khóa mới; chương trình Đại hội; dự kiến chủ tịch; thư ký Đại hội; phân công điều hành Đại hội và các công việc khác cần thiết trong Đại hội.

Lưu ý:  Số lượng chủ tịch Đại hội (thường gọi là chủ tọa), tùy theo số lượng đoàn viên, chi đoàn dưới 15 đoàn viên chỉ cần 1 người; trên 15 đoàn viên có thể bố trí 3 người. (Không được bố trí chủ tịch Đại hội = 2 hoặc 4 người)

– Thư ký Đại hội bố trí 1 người vừa ghi biên bản vừa dự thảo nghị quyết Đại hội.

4 – Duyệt Đại hội:

Sau khi họp BCH lần cuối, Bí thư phải chuẩn bị kỹ các nội dung sau đây để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của chi ủy và Đoàn cấp trên:

+ Toàn văn báo cáo Đại hội.

+ Chương trình Đại hội.

+ Danh sách trích ngang dự nguồn nhân sự BCH, trong đó nêu rõ từng chức danh dự kiến.

Khi duyệt Đại hội ở cấp ủy và Đoàn cấp trên, nếu cơ bản thống nhất như dự kiến của chi đoàn thì không cần họp chi đoàn. Nếu có ý kiến khác, nhất là về nhân sự thì phải họp BCH hoặc chi đoàn để thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.

  1. Trang trí Đại hội:

Trang trí Đại hội chi đoàn cần được coi trọng để thể hiện tính nghiêm túc của tổ chức Đoàn. Cách thức trang trí như sau:

– Trên cùng có khẩu hiệu: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.

– Phông chính giữa: (nhìn từ dười lên), bố trí như sau: Ở giữa là tượng, hoặc ảnh Bác Hồ. Bên trái trên ảnh (hoặc tượng) là cờ Đảng; bên phải ảnh (hoặc tượng) Bác là cờ Tổ quốc (nếu có cờ xếp thì búa liềm thay cờ Đảng, sao vàng thay cờ tổ quốc). Bên phải (treo thấp hơn) là huy hiệu Đoàn (hay cờ Đoàn). Dười huy hiệu Đoàn (hay cờ Đoàn) là hàng chữ:

ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN………..LẦN THỨ……………..

NHIỆM KỲ 200…..- 200…….

– Phía dưới phông trang trí bố trí bàn chủ tọa chính giữa, bàn thư ký chếch về ban trái

– Đại biểu ngồi dưới nhìn lên, không được bố trí ngồi theo hình chữ U. Dù trong điều kiện phòng họp không phù hợp cũng phải vận dụng bố trí ngồi sao cho cùng một hướng.

trang_tri_dh_400

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ NHẤT THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠI HỘI.

1 – Việc bầu cử BCH :

– Theo điều lệ Đoàn quy định, việc bầu cử BCH, hoặc BTV, bầu Bí thư, Phó bí thư  nhất thiết phải bầu bằng bỏ phiếu kín.

– Do đó, Đại hội chi đoàn bầu BCH hoặc bầu Bí thư, Phó bí thư đều phải bầu bằng bỏ phiếu kín.

– Đối với Đại hội chi đoàn bầu BCH thì bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư.

– Đối với chi đoàn chỉ bầu Bí thư và Phó bí thư thì Đại hội bầu xong Bí thư, bầu tiếp Phó bí thư. (không nên bầu Bí thư và Phó bí thư trong 1 phiếu bầu)

– Đối với những chi đoàn đạt loại khá trở lên, nếu được Đại hội tán thành, được cấp ủy và Đoàn cấp trên đồng ý cho phép bầu Bí thư chi đoàn trực tiếp tại Đại hội thì có 2 hình thức bầu cử như sau:

+ Bầu BCH xong, bầu Bí thư trong số ủy viên BCH đó.

+ Bầu Bí thư trước, sau đó bầu số ủy viên BCH còn lại.

2 – Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:

Đối với chi đoàn, phiếu bầu cử thường dùng bằng phiếu viết tay, nên hướng dẫn như sau:

a, Phiếu hợp lệ:

– Là phiếu do Ban tổ chức Đại hội chi đoàn phát ra.

– Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng định bầu.

(Ví dụ: Danh sách bầu cử có 5 người để chọn 3 người thì viết tên 3 người trong danh sách đó, hoặc chỉ viết tên 1 người cũng được coi là phiếu hợp lệ).

– Phiết viết rõ ràng tên người bầu, không có ký tên, không đánh dấu ký hiệu.

– Phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì bỏ phiếu trắng (không ghi tên trong phiếu bầu) vẫn được coi là phiếu hợp lệ. (Ví dụ: Bầu Bí thư hay Phó bí thư, danh sách bầu cử có 1 người thì phiếu trắng vẫn được coi là hợp lệ).

b, Phiếu không hợp lệ:

Có 6 trường hợp dưới đây được coi là phiếu không hợp lệ:

– Phiếu không do Ban kiểm phiếư phát ra (phiếu giả).

– Phiếu bầu thừa so với số lượng định bầu.

– Phiếu bầu không rõ tên ai (Viết sai tên hoặc sai lỗi chính tả mà Ban kiểm phiếu không xác định rõ bầu ai).

– Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử.

– Phiếu không bầu ai cả (gọi là phiếu trắng). Trường hợp danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì được coi là hợp lệ.

– Phiếu ký tên, đánh dấu ký hiệu, phiếu viết chung chung, như: Tôi nhất trí bầu toàn bộ danh sách vv…

 – Cách tính kết quả bầu cử:

Người trúng cử phải có số phiếu được bầu hợp lệ quá 1/2 so với số người tham gia bầu cử (tính theo số phiếu thu vào, nhưng phải tính từ cao xuống thấp).

Ví dụ: Chi đoàn có 20 đoàn viên. Dự Đại hội có 19 đoàn viên tham gia bầu cử. Danh sách bầu cử có 5 người; số lượng BCH định bầu là 3 người.

Kết quả kiểm phiếu là:

Số phiếu phát ra = 19; số phiếu thu vào 18. (vì có thể 1 đoàn viên nhận phiếu nhưng vì lý do đột xuất nào đó lại không bỏ).

Số phiếu hợp lệ =16; phiếu không hợp lệ = 2

Như vậy, người trúng cử phải có số phiếu hợp lệ ghi tên người đó tối thiểu phải có 10/18. Còn phiếu không hợp lệ có ghi tên ai thì cũng không được tính. Tuy vậy, phiếu không hợp lệ vẫn có ảnh hưởng tới kết quả vì nó vẫn nằm trong tổng số để tính tỷ lệ. (Ví dụ có người được 10 phiếu bầu nhưng lại nằm ở 2 phiếu không hợp lệ thì chỉ được (tính 8/18 phiếu, như vậy không trúng cử).

Tuy nhiên, dù được 10/18 phiếu bầu, nhưng cũng có thể không trúng của khi thứ tự số phiếu của người này dưới số lượng định bầu. (ví dụ: Danh sách bầu của 5 người để lấy 3 người. Mặc dù đã trúng quá 1/2 (10/18) nhưng lại xếp thứ 4 nên vẫn không trúng cử).

– Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.

– Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.

III. TRÌNH TỰ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN:

Đại hội chi đoàn thông thường không tiến hành họp trù bị, nên trình tự như sau:
+ Ôn định tổ chức.

+ Nghi lễ chào cờ (hát Quốc ca, và bài ca chính thức của Đoàn: Bài Thanh niên làm theo lời Bác – Nhạc là lời: Hoàng Hòa).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Bí thư thực hiện)

+ Bầu chủ tịch Đại hội và giới thiệu thư ký. (Bầu bằng biểu quyết giơ tay).

+ Đọc báo cáo Đại hội và phương hướng nhiệm kỳ đến (do Bí thư trình bày, trường hợp đặc biệt có thể Phó bí thư nhưng phải là chủ tịch Đại hội).

+ Đại hội thảo luận báo cáo và phương hướng đại hội.

+ Đại biểu chi ủy và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến chỉ đạo. (Cấp ủy phát biểu trước, Đoàn cấp trên phát biểu sau. Mỗi ý kiến phát biểu xong, Bí thư chi đoàn đáp từ từng người một).

+ Tổng kết phần thảo luận của chi đoàn.

+ Bầu BCH khóa mới (hướng dẫn cụ thể ở tiểu mục 1, mục IV)

+ BCH mới ra mắt nhận nhiệm vụ.

+ Thông qua nghị quyết Đại hội.

+ Chủ tịch Đại hội lấy biểu quyết nghị quyết.

+ Đọc lời bế mạc.

+ Chào cờ bế mạc (không hát quốc ca)

Lưu ý: Để tạo không khí tươi trẻ, cần bố trí văn nghệ xen kẽ trong chương trình Đại hội.

  1. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI.
    1. Phương pháp điều hành bầu cử BCH:

    Khi Đại hội chuyển sang phần bầu cử BCH, Bí thư là người điều hành phải công bố BCH củ hết nhiệm kỳ, báo cáo tiêu chuẩn, dự kiến cơ cấu, số lượng BCH khóa mới. Lấy biểu quyết Đại hội về số lượng BCH (không lấy biểu quyết cơ cấu và tiêu chuẩn). Sau đó tiến hành ứng cử, hết ứng cử chuyển sang đề cử.
* Lưu ý:

– Những đoàn viên vắng mặt có lý do thì đại biểu của Đại hội vẫn có quyền đề cử người đó vào BCH và bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.

– Khi người được đề cử có ý kiến rút tên khỏi danh sách đề cử (hoặc người đề cử xin rút ý kiến đề cử người vắng mặt) thì việc rút tên hay không rút tên khỏi danh sách bầu cử sẽ do chủ tịch Đại hội hội ý và thông báo. Nếu chủ tịch Đại hội có 1 người thì cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên. Việc cho rút tên hay không cho rút không cần phải lấy biểu quyết Đại hội.

– Chỉ nên cho rút những người ngoài nguồn nhân sự chuẩn bị của BCH khóa củ. Tuy nhiên những người trong nguồn vẫn cố ý xin rút thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.

– Sau khi chốt danh sách ứng cử, đề cử, phải lấy biểu quyết Đại hội về danh sách bầu cử. Sau đó chủ tịch Đại hội dự kiến lập Ban kiểm phiếu và lấy biểu quyết Đại hội về Ban kiểm phiếu.

– Ban kiểm phiếu làm việc, chỉ tịch Đại hội nên rời vị trí chuyển xuống dưới cùng ngồi với đại biểu.

– Ban kiểm phiếu thông báo nguyên tắc, thể lệ bầu cử, nói rõ như thế nào là phiếu hợp lệ, không hợp lệ để đại biểu khỏi mắc phải, thực hiện việc phát phiếu, sau đó thu phiếu. Đại biểu bỏ phiếu xong, kiểm tra lại để thông báo với Đại hội về tổng số phiếu phát ra, phiếu thu vào, sau đó mang phiếu đến nơi khác kiểm phiếu. Kiểm phiếu xong trở lại thông báo kết quả bầu cử.

  1. Các bước thực hiện sau Đại hội:

– BCH mới họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư và phân công nhiệm vụ đối với từng ủy viên. (cuộc họp này phải mời cấp ủy và Đoàn cấp trên dự chỉ đạo)

– Gửi hồ sơ lên Đoàn cấp trên để Đoàn cấp trên công nhận BCH. Hồ sơ gồm: Biên bản Đại hội; Biên bản kiểm phiếu bầu BCH; Biên bản họp phiên thứ nhất của BCH và biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư và Phó bí thư; danh sách trích ngang BCH.

– BCH và các chức danh mới được bầu có quyền điều hành công việc ngay sau khi được phân công và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Đoàn cấp trên.

V.CÁCH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN

Đại hội Chi đoàn cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc điều lệ.

  • Thời gian: chi đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức đại hội phù hợp với điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để bảo đảm đoàn viên của chi đoàn tham dự đầy đủ.
  • Địa điểm: cần được tổ chức tại hội trường, phòng học, phònghọp,… để tạo không khí nghiêm túc.
  • Khách mời: đại diện Đoàn cấp trên, các chi đoàn bạn, các đơn vị kết nghĩa.
  • Trang trí buổi lễ: cờ nước, cờ Đoàn, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, các khẩu hiệu,…

VI.NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG ĐẠI HỘI

  • Chủ toạ đại hội là những người có nhiệm vụ điều hành đại hội theo chương trình đã được đại hội thảo luận, thống nhất; hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách ứng cử; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra đại hội,… Do đó, chủ tọa đại hội nên bầu chọn những cán bộ – đoàn viên có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc nguyên tắc điều lệ. Cơ cấu chủ tọa nên chú ý Ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia Ban chấp hành mới.
  • Thư ký đại hội là người ghi biên bản đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội.
  • Tổ bầu cử có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.

VII.VIỆC BẦU CỬ TẠI ĐẠI HỘI

Nguyên tắc bầu cử trong đại hội:

  • Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá ½ số phiếu bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) hoặc quá ½ số người có mặt tán thành thì người đuợc được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.
  • Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định thì phải tiếp tục bầu lần thứ hai để lựa chọn trong số còn lãi của danh sách ứng cử. Nếu bầu lần thứ hai vẫn chưa đủ thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
  • Trường hợp số người được quá ½ số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì chỉ lấy đủ số lượng được bầu và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
  • Trường hợp số cuối cùng của số lượng người định bầu có 2 người trở lên và có số phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó chọn lấy người cao phiếu nhất. Người trúng cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.

Bầu chủ tọa đại hội:

  • Sau nghi thức khai mạc, người dẫn chương trình sẽ điều khiển bầu chủ tọa đại hội. Đối với những chi đoàn có từ 3 – 8 đoàn viên: bầu 1 Đ/c chủ tọa (có thể là Bí thư chi đoàn). Đối với chi đoàn có đoàn viên đông có thể bầu 3 Đ/c vào đoàn chủ tịch.
  • Việc bầu chủ tọa đại hội tiến hành bằng hình thức biểu quyết.

Bầu tổ bầu cử: có thể bầu từ 2 – 3 Đ/c bằng hình thức biểu quyết. Lưu ý người ứng cử vào BCH không được tham gia Tổ bầu cử.

Bầu ban chấp hành mới:

  • Việc bầu ban chấp hành mới được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
  • Chi đoàn có từ 3 – 8 đoàn viên: bầu bí thư, nếu cần thiết có thể bầu thêm phó bí thư.
  • Chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên: bầu từ 3 – 5 ủy viên ban chấp hành.
  • Đại hội bầu các ủy viên ban chấp hành. Việc phân công chức danh bí thư, phó bí thư do ban chấp hành mới quyết định trong hội nghị Ban chấp hành chi đoàn lần 1.

VII. NHỮNG THỦ TỤC CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯỢC ĐOÀN CẤP TRÊN CHUẨN Y KẾT QUẢ ĐẠI HỘI

Sau đại hội, Ban chấp hành Chi đoàn tiến hành họp phiên đầu tiên phân công nhiệm vụ các ủy viên ban chấp hành do bí thư chi đoàn cũ triệu tập.

Thủ tục đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội bao gồm:

  • Biên bản đại hội chi đoàn
  • Biên bản họp phân công Ban chấp hành
  • Danh sách trích ngang ban chấp hành mới
  • Bản đề nghị đoàn cấp trên chuẩn y kết quả.

KỊCH BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN

CÁCH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN

 

  1. Khách mời : Đại diện Đoàn cấp trên, GVCN, cán bộ lớp, các đơn vị kết nghĩa, đối tượng phát triển Đoàn , các đội hình thanh niên của Chi Đoàn (Đội cờ đỏ, CTXH, Văn nghệ, …)
  2. Trang trí buổi lễ :

 

  • Phông :
  • Bình hoa trên 2 bàn của: Chủ tọa (Bí Thư chi Đoàn cũ hoặc các Đoàn viên có năng lực điều hành), Thư ký (một bạn trong Chi Đoàn ghi biên bản, ý kiến, biểu quyết,… )
  1. Tổ bầu cử : Hướng dẫn thể lệ bầu: ( Chi Đoàn có <=05 Đoàn viên: bầu 01 Bí Thư; Chi Đoàn có >05 Đoàn viên và <= 08 Đoàn viên : bầu thêm 01 Phó Bí Thư ; Chi Đoàn có > 08 Đoàn viên : bầu thêm 01 ủy viên BCH; Chi Đoàn có >=30 Đoàn viên : được bầu 02 ủy viên BCH ), kiểm phiếu và công bố kết quả bầu (người trúng cử phải có quá ½ số phiếu đồng ý kể cả phiếu không hợp lệ) .
  2. Những lớp đã tiến hành Đại hội hoặc Hội nghị năm trước và đã bầu chọn được Ban chấp hành mới tổ chức Đại hội Chi Đoàn ; còn những lớp khóa cũ chưa Đại hội(Hội nghị) – chưa có Ban chấp hành chi Đoàn và những lớp khóa mới sẽ tổ chức Hội Nghị Chi Đoàn (không có phần nội dung Báo cáo tổng kết năm học vừa qua và tuyên bố mãn nhiệm kỳ).

 

KỊCH BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN

 

NỘI DUNG PHÂN CÔNG
1. Khi thầy cô và các bạn đã vào chỗ ổn định, 1 bạn dẫn chương trình sẽ bắt bài hát cho mọi người bài “ Nối vòng tay lớn”. Người dẫn chương

trình

2. Chào cờ :

“ Kính mời các quý vị Đại biểu, quý Thầy cô, các bạn Đoàn viên thanh niên đứng lên làm lễ chào cờ.

Một phút chỉnh trang y phục.

Tất cả chú ý – … – Nghiêm – Hướng về cờ Nước, cờ Đoàn, di ảnh Bác – Chào cờ –

Chào –Quốc ca “ Đoàn quân Việt Nam đi …… “ ( cả lớp hát Quốc ca ) – Đoàn ca “Kết liên lại…”  ( cả phòng hát bài Đoàn ca )

Kính mời Quý đại biểu , quý Thầy cô và các bạn ngồi xuống.

Người dẫn chương

trình

3. Tuyên bố lý do:

“Kính thưa Đại hội (Hội nghị), nhằm đánh giá lại hoạt động Chi Đoàn trong năm qua, từ  đó tổng kết những mặt làm được và chưa làm được, trên cơ sở đó xây dựng chương trình cho năm học mới; đồng thời bầu chọn một Ban chấp hành chi Đoàn mới có năng lực, chủ động, tích cực lãnh đạo Chi Đoàn. Ban Chấp Hành Chi Đoàn lớp ………….…… tiến hành tổ chức Đại hội (Hội nghị) Chi Đoàn. Đó là lý do của Đại hội (Hội nghị) hôm nay. (vỗ tay)

Người dẫn chương

trình

4. Giới thiệu đại biểu :

Kính thưa Đại hội (Hội nghị), đến dự Đại hội (Hội nghị) của chúng ta hôm nay vui mừng được đón tiếp:

Cô (thầy): ………………………………………… Chức vụ :……………………

Cô (thầy): ………………………………………… Chức vụ :……………………

Cô (thầy): ………………………………………… Chức vụ :……………………

Người dẫn chương

trình

5. Kính thưa Đại hội, để tiến hành Đại hội (Hội nghị) chúng tôi xin giới thiệu:

Bạn: ……………………………………….. trong đoàn chủ tịch (2-3 bạn)

Bạn: ……………………………………….. là thư ký đại hội (1-2 bạn)

Mời các bạn lên làm việc .

( Hết phần của người điều khiền chương trình)

Người dẫn chương

trình

PHẦN LÀM VIỆC CỦA CHỦ TỊCH  ĐOÀN:
6. Xin mời Ban thẩm tra tư cách đại biểu lên báo các số liệu thẩm tra tư cách đại biểu (1-2 bạn) 01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
7. Kính thưa Đại Hội, thay mặt Ban thẩm tra tư cách đại hội đại biểu, tôi xin báo cáo kết quả thẩm tra như sau:

Số lượng đại biểu chính thức được triệu tập: (thống kê trên số ĐV có sổ ĐV)

Số đại biểu có mặt: …… đạt tỷ lệ : …….. (phải trên 2/3 số Đoàn viên triệu tập)

Số đại biểu Nam: …. Tỷ lệ : …… Nữ: …….. Tỷ lệ :………….

Độ tuổi trung bình của đại biểu là:……………………..

Đại biểu có tuổi Đoàn  cao nhất là bạn: …………….. Số tuổi:………..

Đại biểu có tuổi Đoàn thấp nhất là bạn: …………….. Số tuổi:………..

Đại biểu có tuổi đời cao nhất là bạn: ………………… Số tuổi:………..

Đại biểu có tuổi đời thấp nhất là bạn: ……………….. Số tuổi:………..

Dân tộc: Kinh: ĐV; Hoa: ……. ĐV; Chăm . ĐV; Khơme: ĐV; Khác:………………….. ĐV

Tôn giáo: Phật: …………………. ĐV; Công giáo: ………….. ĐV; Tin lành: ………………….. ĐV; Hồi giáo: . ĐV; Khác: . ĐV

Đối chiếu với điều lệ Đoàn, thay mặt Ban thẩm tra tư cách đại biểu tôi tuyên bố  Đại hội chi Đoàn có giá trị từ bây giờ (có trên 2/3 ĐV được triệu tập của chi Đoàn)

01 bạn ĐV nằm trong Ban thẩm tra tư cách đại biểu

 

8. Đoàn chủ tịch đọc báo cáo tổng kết năm học cũ và kiểm điểm lại các công tác, chỉ tiêu đã đặt ra trong năm học cũ: (báo cáo nhận định và số liệu cụ thể) (Tổ chức Hội nghị chi Đoàn không cần phần này)

Thay mặt BCH chi Đoàn, tôi xin đọc báo cáo tổng kết năm học vừa qua:

Những việc đã làm được:

v  Về mặt học tập:……………………………………………………………..

 

 

v  Về mặt rèn luyện đạo đức:………………………………………………..

 

 

v  Về hoạt động công tác Đoàn:……………………………………………

 

 

Những việc chưa làm được:

v  Về mặt học tập:……………………………………………………………..

v  Về mặt rèn luyện đạo đức:………………………………………………..

v  Về hoạt động công tác Đoàn:……………………………………………

v  Về hoạt động phong trào Đoàn:…………………………………………

01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
9. Sau đây là phần phương hướng của cả năm học (2 học kỳ ):

v  Về việc học tập:

Phấn đấu có …bạn ĐV học Tiên tiến; …bạn ĐV học Giỏi; …bạn ĐV học XS

v  Về việc rèn luyện đạo đức: …bạn ĐV đạo đức loại A (Tốt)

v  Về công tác phát triển Chi Đoàn:số lượng ĐV được kết nạp trong năm:…ĐV

v  Về hoạt động công tác Đoàn: mỗi tháng sinh hoạt…lần (trọng tâm tháng 10/2009 và tháng 3/2010), đóng Đoàn phí đầy đủ, tích cực tham gia phong trào Đoàn do chi Đoàn, liên chi Đoàn khoa và Đoàn trường phát động, thực hiện chương trình rèn luyện ĐV, Công trình thanh niên.

v  Về hoạt động phong trào Đoàn: tiếp tục cam kết thực hiện nghiêm túc 4 cuộc vận động:

– Cuộc vận động “Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh học tập và làm theo lời Bác”

– Cuộc vận động “2 không”: nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

– Thực hiện 3 giảm: Ma túy – Tội phạm – Mại dâm

– Cuộc vận động “Năm 2009 – Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh sinh viên tích cực”.

* Đồng thời, tích cực hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày sinh Liệt sĩ Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2009) cũng như thực hiện các Công trình, việc làm, sản phẩm thiết thực “Làm theo lời Bác”.

01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
10. Tiếp theo là phần đóng góp ý kiến của đại hội (hội nghị), xin mời các bạn và Thầy, Cô đóng  góp cho phương hướng hoạt động của chi đoàn trong năm học mới.( Thư ký ghi tất cả ý kiến đóng góp ) 01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
11. Kính thưa đại hội, qua một năm hoạt động, BCH chi Đoàn đã có nổ lực đóng góp cho hoạt động chung của Đoàn và nhà trường. nay đã hết nhiệm kỳ. Xin mời các bạn trong BCH chi Đoàn cũ lên tuyên bố mãn nhiệm kỳ

(Hội nghị chi Đoàn không có nội dung này)

01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
12. Kính thưa các Thầy (Cô) cùng toàn thể các bạn Đoàn viên trong chi Đoàn. Thay mặt BCH chi Đoàn………. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy (Cô) và các bạn trong chi Đoàn đã giúp cho chi Đoàn hoạt động tốt trong năm học qua. Sau đây chúng em xin tuyên bố mãn nhiệm kỳ năm học 2008-2009

(Hội nghị chi Đoàn không có nội dung này)

01 bạn trong BCH chi Đoàn cũ
13. Tiếp theo, tôi xin giới thiệu danh sách ứng cử viên BCH chi Đoàn trong năm học mới gồm ………Đoàn  viên: (Chi Hội có <=5 ĐV nên giới thiệu 02-03 bạn để bầu lấy 01 bạn là Bí Thư; chi Đoàn có >5 và <=8 ĐV nên giới thiệu từ 03-04 bạn để bầu lấy 01 Bí Thư và 01 Phó Bí Thư; chi Đoàn >8 ĐV nên giới thiệu 05 bạn để bầu lấy 01 Bí Thư, 01 Phó Bí Thư và 01 Ủy viên BCH, Chi Đoàn có >= 30 Đoàn viên : được bầu 02 ủy viên BCH).

1.     Bạn:…………………………………………………………………..

2.     Bạn:…………………………………………………………………..

3.     Bạn:…………………………………………………………………..

4.     Bạn:…………………………………………………………………..

5.     Bạn:…………………………………………………………………..

(Đọc danh sách kèm theo lý lịch trích ngang từng bạn: Họ và tên; ngày sinh; Dân tộc; Tôn giáo; ngày vào Đoàn ; nơi vào Đoàn; học lực; hạnh kiểm; đọc đến bạn nào bạn ấy đứng lên trước lớp).

01 bạn đại diện Chủ tịch Đoàn
14. Tiếp theo, để tiến hành bầu cử, mời bạn ……………….  trong Ban bầu cử lên làm việc. (01-02 bạn Đoàn viên)

“Kính thưa đại hội, tôi xin thay mặt Ban bầu cử thông qua thể lệ bầu cử như sau:

Trong danh sách ứng cử viên có ……bạn. Chúng ta sẽ bầu lấy ……bạn

Chúng ta sẽ bầu chọn ……bạn mà mình tín nhiệm và gạch tên những bạn mà không tín nhiệm

Phiếu hợp lệ là phiếu do Ban Bầu cử phát ra. Phiếu không hợp lệ là phiếu gạch hết toàn bộ danh sách hoặc không gạch ai hoặc ghi thêm tên vào danh sách.

Xin mời các đại biểu nhận phiếu.”

(Phiếu bầu phải ghi cả Họ tên & xếp theo thứ tự A, B, C)

01 bạn trong Ban Bầu cử (Ban Bầu cử là các bạn không có tên trong danh sách giới thiệu ứng cử Ban Chấp hành chi Đoàn mới)
15. Trong thời gian chờ kiểm phiếu có thể tổ chức văn nghệ, trò chơi. Người dẫn chương

trình

16. Kính thưa đại hội, thay mặt Ban bầu cử, tôi xin thông qua kết quả kiểm phiếu như sau:

1.     Bạn …………………….. có số Phiếu tín nhiệm là: …. / ……………………….. Phiếu; đạt ……. %

2.     Bạn …………………….. có số Phiếu tín nhiệm là: …. / …………………………… Phiếu; đạt ……………….. %

3.     Bạn …………………….. có số Phiếu tín nhiệm là: …. / …………………………… Phiếu; đạt ……………….. %

4.     Bạn …………………….. có số Phiếu tín nhiệm là: …. / …………………………… Phiếu; đạt ……………….. %

5.     Bạn …………………….. có số Phiếu tín nhiệm là: …. / …………………………… Phiếu; đạt ……………….. %

Như vậy, theo quy định thì các bạn sau đây trúng cử:

1.     Bạn: ………………………………………………….. Bí Thư

2.     Bạn: ………………………………………………….. Phó Bí Thư

3.     Bạn: ………………………………………………….. Ủy viên BCH

4.     Bạn: ………………………………………………….. Ủy viên BCH (đối với Chi Đoàn có >= 30 Đoàn viên)

01 bạn trong Ban Bầu cử
17. Chủ tịnh đoàn mời Ban chấp hành mới ra mắt và nhận nhiệm vụ :

Kính thưa các Thầy (Cô) cùng toàn thể các bạn ĐV, thay mặt cho các bạn vừa trúng cử chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã tín nhiệm và giới thiệu chúng tôi tham gia Ban chấp hành chi Đoàn lớp. Chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm hỗ trợ củaThầy Cô và sự tham gia tích cực của tập thể chi Đoàn lớp, giúp cho chi Đoàn lớp ……………… chúng ta hoạt động thật sự có hiệu quả trong năm học này.

Chân thành cảm ơn Thầy Cô và các bạn.

01 bạn đại diện cho BCH mới
18 . BẾ MẠC ĐẠI HỘI :

Trước khi bế mạc đại hội, chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô cùng toàn Thể các bạn đã đến dự Đại hội (Hội nghị) cùng chúng em.

Tất cả chú ý hướng về cờ nước, cờ Đoàn , chân dung Hồ Chủ Tịch – chào cờ – chào – thôi (không hát Quốc ca và Đoàn ca)

Đại hội chi Đoàn ……………đến đây là kết thúc. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe quý Thầy – Cô và các bạn

Người dẫn chương

trình

Tải văn bản về tại đây!

 

Bình luận bài viết

x

Check Also

Quyên góp sách cũ cho học sinh nghèo, ý nghĩa vẫn còn mới

GDTĐ – Dạy các em biết nâng niu sách, quý sách, ứng xử văn hóa ...