Home » Gương sáng - Khuyến học » Bệnh tật không nản lòng

Bệnh tật không nản lòng

“Mỗi tháng, bố mẹ dành dụm gửi cho em khoảng hơn 10 kg gạo và vài trăm ngàn đồng tùy vào điều kiện gia đình lúc ấy. Bây giờ nghỉ hè, em tranh thủ về quê đi chăn bò thuê hoặc giúp bố mẹ vài việc lặt vặt. Hiện tại, em và một chị gái đang bị hội chứng thận hư…”. Đó là lời tâm sự của em Lưu Tuấn Kiệt, học sinh lớp 10A1, Trường THPT số 1 Bố Trạch.

TIN LIÊN QUAN:

“Cường làm thuê” đỗ thủ khoa

6 thủ khoa trường chuyên xứ Nghệ

Nữ sinh Huế được 2 Tổng thống Mỹ tặng bằng khen

Benh tat khong nan long

 Cùng với cô giáo Lê Thị Lệ Thương, Bí thư Đoàn trường THPT số 1 Bố Trạch, chúng tôi tìm về phòng trọ của Lưu Tuấn Kiệt, là thành viên của một gia đình có 6 người mắc bệnh thận, trong đó ba anh chị của Kiệt đã mất vì căn bệnh này. Căn phòng rộng chừng 8m2, Kiệt thuê chung với một bạn cùng lớp, mỗi tháng cả tiền điện nước là 420 ngàn đồng. Phòng chỉ có một chiếc giường, một chiếc bàn học nhỏ của chủ nhà trọ cho mượn, một ít xoong nồi, bát đũa… Đi học về, Kiệt và bạn tự chợ búa, nấu nướng. Mà thực ra bữa cơm cũng thường chỉ có thêm món rau là chính bởi số tiền eo hẹp bố mẹ gửi hàng tháng, sau khi trả tiền nhà chẳng còn là bao.

 Kiệt kể, nhà em có 8 người. Khoảng năm 2002, cả 6 anh chị em trong gia đình bỗng cảm thấy thường xuyên mệt mỏi. Đi khám ở bệnh viện thì tất cả đều được chẩn đoán mắc bệnh thận, trong đó có 3 anh chị em của Kiệt đã bị suy thận. Trước sự bất thường này, Sở Y tế đã về lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước từ giếng nước của nhà em. Qua xét nghiệm cho thấy nước bị nhiễm kim loại nặng. Tiến hành đào giếng, đã phát hiện một trái bom napan, bên trong có chứa nhiều chất hóa học màu trắng. Kết luận sơ bộ cho thấy có nhiều khả năng đây là nguồn gốc gây ra căn bệnh thận cho 6 thành viên trong gia đình. Lúc này, bố mẹ em phải bán ngôi nhà đang ở để có tiền chữa chạy. Thế nhưng do bệnh quá nặng, 3 anh chị em của Kiệt lần lượt qua đời. Tiếp theo đó, chị gái thứ tư là Lưu Thị Thúy (24 tuổi) cũng bị suy thận giai đoạn cuối.

 Không còn tài sản gì để bán, bố Kiệt là ông Lưu Đức Thuận (55 tuổi) phải đi làm thuê để kiếm tiền chữa chạy cho các con. Bà Trần Thị Nương (53 tuổi), dù bị bệnh thoái hóa cột sống nặng, thường xuyên phải nằm viện, nhưng những khi sức khỏe tạm ổn, bà tranh thủ đi nhặt ve chai quanh khu vực bệnh viện để chia sẻ gánh nặng với chồng. Chị gái thứ 5 của Kiệt là Lưu Thị Hà Giang, hiện cũng đang mang trong mình hội chứng thận hư. Học hết THCS, năm học 2011-2012, Giang đăng ký thi tuyển vào Trường THPT chuyên Quốc học (Thừa Thiên – Huế). Kết quả, em đã đỗ vào lớp chuyên Địa. Hai năm học tại đây, Giang đã đạt Huy chương bạc môn Địa lí trong cuộc thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, giải ba tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Nhờ thành tích học tập của mình, em được nhận học bổng và ở nội trú, bên cạnh đó còn được thầy cô, bạn bè và nhà hảo tâm giúp đỡ. “Nhờ có nhiều người giúp đỡ, nên thỉnh thoảng bố mẹ em mới phải gửi tiền cho chị. Bây giờ, cả nhà lo tập trung chạy thận cho chị Thúy và chữa căn bệnh thoái hóa cột sống cho mẹ…”, Kiệt tâm sự.

 Riêng với Kiệt, vừa bệnh tật vừa sống xa bố mẹ với số tiền vài trăm ngàn đồng mỗi tháng, lắm khi bữa đói, bữa nó. Khó khăn, vất vả là thế nhưng ngay từ đầu năm học, với kết quả thi tuyển khá cao, Kiệt đã đỗ vào lớp 10A1, Trường THPT số 1 Bố Trạch. Tổng kết cuối năm, em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Thầy cô và bạn bè trong trường cũng thường xuyên giúp đỡ cậu học trò nghèo đang mang trọng bệnh để em vượt qua khó khăn. Quỹ “Thắp sáng ước mơ cho em” của Trường THPT số 1 Bố Trạch là điểm tựa tin cậy của Kiệt và nhiều bạn học sinh nghèo của trường với những suất học bổng có giá trị được trao trong mỗi năm học.

 Những ngày này, Lưu Tuấn Kiệt tranh thủ về quê để phụ giúp bố mẹ kiếm tiền chữa bệnh. Ngôi nhà cũ ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch (Bố Trạch) đã bán từ lâu. Thương cho tình cảnh của gia đình Kiệt, người chủ mới cho cả nhà mượn tạm để ở, đồng thời có trách nhiệm trông coi hàng hóa trong nhà. Tiếng là đi làm thuê nhưng cả ba người còn lại sức khỏe đều yếu, nên không thể làm được những công việc nặng nhọc, thu nhập vì thế càng thêm hạn chế. Vừa tranh thủ đi làm, bố mẹ và Kiệt vừa phải thay nhau vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới để chăm sóc Lưu Thị Thúy đang chạy thận. “Vào năm học mới, bố mẹ lại phải lo thuê nhà, lo tiền ăn cho em. Nhiều khi em nghĩ hay mình bỏ học để tìm việc làm cho bố mẹ đỡ vất vả. Nhưng bố mẹ em luôn bảo, giờ chỉ còn hai chị em được đi học, nên dù khổ đến cỡ mô, cũng phải cố gắng học cho tốt…”, Kiệt chia sẻ.

 Nhận xét về cậu học trò nghèo đang mang trong mình trọng bệnh nhưng vẫn luôn nỗ lực để đạt thành tích cao trong học tập, cô giáo Phạm Thị Càn, hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bố Trạch, cho biết: Lưu Tuấn Kiệt là một tấm gương vượt khó cho bạn bè học tập. Với hoàn cảnh gia đình như thế, cộng với bệnh tật của mình, nhưng em không đầu hàng số phận. Mặc dù nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, nhưng do điều kiện có hạn, nên mong em sẽ được những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, để có thể trang trải chi phí trong sinh hoạt và có điều kiện chữa bệnh…

Vietbao.vn ( Theo hbtntt.quangbinh.gov.vn )

TIN NỔI BẬT:

Chung tay cho em doi mat sang Co be hoc gioi nhat rac nuoi uoc mo lam bac si Nguoi phu nu nuoi so cho chong Chung tay cho em đôi mắt sáng!  Cô bé học giỏi nhặt rác nuôi ước mơ làm bác sĩ Người phụ nữ nuôi sọ cho chồng

 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nhận gần 8 triệu đồng để phá thai 8 tháng tuổi cho nữ sinh

Thạc sĩ, cử nhân thi làm bí thư Đoàn xã

‘Trải thảm đỏ’ mời gọi, thủ khoa xuất sắc vẫn không về

5 hiệu trưởng từ chức: Áp dụng cả lãnh đạo cao hơn

Nếu thi rớt, đừng buồn nhiều!

 Nữ sinh Huế được 2 Tổng thống Mỹ tặng bằng khen

“Có cách gì để cứu bố cháu không?”

Lời cảm ơn của cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô

Ông lão mù lòa, cô độc 30 năm ngóng con

Thảm cảnh bà mẹ 11 con phải nuôi cháu trên vỉa hè

Ông lão mù lòa, cô độc 30 năm ngóng con

Hai người bố sắp chết và 5 đứa con thơ dại đáng thương

Nỗi đau chị em mang thân hình “quỷ ám”

Những cụ già còng lưng vất vả mưu sinh

Bình luận bài viết

x

Check Also

Tấm lòng những cô giáo dạy trẻ khuyết tật

GDTĐ – Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng rất nhiều thầy cô ở các ...