Home » Gương sáng - Khuyến học » Nghị lực đáng khâm phục của “dị nhân da cam” đỗ 2 trường đại học …

Nghị lực đáng khâm phục của “dị nhân da cam” đỗ 2 trường đại học …

Tụ chọn ngành công nghệ thông tin của Trường đại học Công nghệ để theo đuổi. Tụ tâm sự với tôi rằng: “Em biết đến máy tính từ năm học lớp 3. Đó là những ngày nằm ở trung tâm chỉnh hình tỉnh Thái Nguyên, em được cô chủ quán cơm cho mượn máy tính. Chính từ những lần sử dụng ấy đã thôi thúc trong em niềm đam mê với công nghệ thông tin. Em đã chọn Trường đại học Công nghệ để thực hiện ước mơ trở thành một lập trình viên về game nổi tiếng”.

Quãng thời gian xa nhà, cậu sinh viên ấy bước vào cuộc sống tự lập một cách khó khăn, chật vật. Tụ phải đối mặt với t hử thách từ những điều nhỏ nhất, từ cách giặt giũ, sắp xếp đồ đạc đến cả cách di chuyển đến trường. Tụ nói, “tất cả đều không dễ dàng như em từng tưởng tượng. Gần 20 năm không xa bố mẹ, những ngày đầu tiên rời quê hương đến một nơi lạ lẫm, em cũng lo lắng cho sự thích nghi với môi trường mới”.

Cơ thể Tụ cao chỉ 1 mét, so với các bạn cùng tuổi, em chỉ đứng đến ngang lưng họ, mọi sinh hoạt của Tụ dường như khó khăn. Ngày mới nhập trường, nhận phòng ở ký túc xá, Tụ được giao cho ở tầng 2 nhưng vì đi lại khó khăn, em được một anh khóa trên nhường tầng 1 để di chuyển thuận lợi. Từ khi xuống Hà Nội học, thương và lo lắng cho con thiệt thòi vì bệnh tật, bà Trần Thị Dung (mẹ của Tụ) mấy bận bắt xe từ Tuyên Quang xuống Hà Nội để thiết kế vật dụng cho con.

Tụ kể: “Mẹ thương em nên chẳng quản đường dài, từ khi nhập trường mẹ xuống thăm em 3 lần rồi. Khi nào thăm em, mẹ cũng lễ mễ mang bao nhiêu đồ. Tuần trước mẹ mang cho em một chiếc giá treo quần áo nhỏ cao ngang lưng em để phơi đồ cho tiện”. Góc học tập của cậu bé người dân tộc Tày Ma Văn Tụ nằm gọn phía trong cùng của phòng 105, ký túc xá Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Mọi đồ đạc, sách vở được cất giữ gọn gàng, ngăn nắp.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Đặng Viết Hải (thầy giáo dạy Tụ bộ môn vật lý hồi phổ thông) cho biết: “Gia đình Tụ thuộc hộ nghèo. Tuy nhiên vượt lên hoàn cảnh và số phận, Tụ luôn là học sinh đứng nhất, nhì của lớp về thành tích học tập tốt. Là học sinh ngoan, có lòng tự trọng cao, Mai Văn Tụ luôn được thầy cô trong trường và bạn bè yêu mến, tự hào”.

Chia sẻ với tôi về những dự định trong tương lai, “dị nhân da cam” tự tin nói rằng: “Mục tiêu của em là học tập cho thật tốt, trau dồi kiến thức để trang bị sau này ra trường làm việc…”. Tuy nhiên qua mỗi bước đi, mỗi lời tâm sự, tôi biết Tụ còn nhiều khó khăn, chật vật trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trên con đường học tập ở giảng đường. Thế nhưng, Tụ vẫn quyết tâm không ngừng trên con đường mà em đã chọn…

Ma Văn Tụ khiến tôi nhớ đến mẩu chuyện chôn sống con lừa mà tôi đã đọc. Đại để, chú lừa của một người nông dân bị ngã xuống giếng. Người dân trong làng nọ vì nghĩ con vật đã quá già và vô ích nên tìm cách đổ đất xuống giếng chôn. Thoạt đầu, chú lừa sợ nên rống lên thảm thiết. Nhưng sau trấn tĩnh lại, nó đàng hoàng đứng yên. Mỗi xẻng đất đổ lên đầu con vật, nó rũ xuống rồi đạp lên đó để mỗi lúc lại nhích lên thêm một chút. Chẳng bao lâu, mọi người ngạc nhiên khi thấy chú lừa đã bước lên khỏi miệng giếng và chạy đi mất.

Cuộc sống cũng vậy, đôi khi có vô vàn khó khăn đổ lên đầu mình, thì điều tuyệt vời nhất mà chúng ta nên làm là vượt qua thử thách. Ma Văn Tụ đã làm được điều tuyệt vời đó! Suốt tuổi thơ chiến đấu với bệnh tật và những ánh mắt tò mò, nhưng trong em khát vọng vươn lên, rũ bỏ khó khăn không bao giờ lụi tắt. Mai Văn Tụ hệt như một nhân vật bước ra từ câu chuyện cổ tích mà tôi từng được đọc thuở nhỏ. Những nhân vật bất hạnh, “tí hon” nhưng bằng khát vọng sống phi thường họ đã làm được nhiều điều đáng cảm phục.

 Viet Bao.vn ( Theo Dân Việt)

Bình luận bài viết

x

Check Also

Tấm lòng những cô giáo dạy trẻ khuyết tật

GDTĐ – Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng rất nhiều thầy cô ở các ...