Home » Chuyên đề - Chuyên môn » Lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt môn Giáo dục công dân

Lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt môn Giáo dục công dân

GDTĐ – Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Châu – Giáo viên môn Giáo dục công dân (GDCD) Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM) có những lời khuyên với học sinh lớp 12 về ôn tập cũng như lưu ý trong làm bài thi môn GDCD như sau.

Về hình thức ôn tập cho học sinh

Theo cô Hồng Châu, để giúp các em học sinh ôn tập tốt bộ môn này, bản thân giáo viên cũng phải có những thay đổi trong cách giảng dạy.

Đó là dạy kỹ phần lý thuyết bằng đổi mới phương pháp giảng dạy, không nên dạy theo kiểu đọc chép, mà giáo viên đưa đề tài hoặc tình huống cho các nhóm nghiên cứu và thảo luận, sau đó giáo viên nhận xét từng nhóm xem cái nào hay, cái nào chưa đúng định hướng cho các em hiểu đúng.

Từ đó, các em sẽ hiểu sâu và kỹ hơn. Sau mỗi bài giáo viên đưa câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống về nhà làm sau đó giáo viên cùng cả lớp sửa bài. Câu nào trả lời đúng rồi nhưng chưa hiểu rõ thì giáo viên phải giải thích và lấy ví dụ thực tế để các em dễ hiểu bài hơn. 

Giáo viên dạy lồng ghép một số luật vào bài giảng như luật phòng chống tham nhũng, luật giao thông đường bộ, luật tài nguyên môi trường, luật biến… nên các câu hỏi trắc nghiệm cũng phải cập nhật các kiến thức mới cho phù hợp với nội dung bài giảng.

Về phía học sinh

Các em nên nắm bắt kiến thức cho vững, học từ từ đừng để dồn kiến thức đến  thi mới học là ko được. Học từng bài nắm chắc nội dung bài đó, ghi chép cẩn thận những ý chính, những nội dung giáo viên nhấn mạnh lưu ý trong bài. Các em cũng có thể đặt những câu hỏi với giáo viên về những vấn đề mình chưa nắm chắc ngay trong giờ học để được giải đáp.

Học từng bài, các em nên cập nhật kiến thức thực tế vào bài học và kết hợp kiến thức của môn Sử, Địa vào bài thi.

Có thể thấy, môn GDCD không khó, tất cả đều là những vấn đề rất gần gũi và thiết thực trong cuộc sống mà chúng ta vẫn thường gặp hằng ngày và tất cả mọi người đều cần phải rèn luyện trong mọi lĩnh vực, trong mọi hoàn cảnh. Thông qua từng bài học, hãy liên hệ bản thân để từng bước tự hoàn thiện mình trở thành những người tốt, những công dân gương mẫu và vận dụng nó để làm bài thi để đạt kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, khi ôn tập cho các em phải thường xuyên kiểm tra nhanh sau đó chấm điểm và nhận xét, chỗ nào chưa hiểu giáo viên giảng lại. Các em cũng có thể cùng trao đổi với bạn bè để học hỏi lẫn nhau, cùng nhau nắm chắc kiến thức bài học.

Về làm bài thi

Căn cứ vào đề thi minh họa mà Bộ GDĐT đưa ra, có thể thấy đề có 40 câu với lượng thời gian 50 phút làm bài. Nếu học sinh học kỹ, hiểu kỹ thì thời gian làm bài khoảng 40-45 phút là xong. Học sinh có thể dành một ít thời gian còn lại để dò bài trước khi nộp cho thầy cô thì với lượng thời gian 50 phút là đủ.  

– Đề minh họa 40 câu trắc nghiệm vừa rồi hay lồng ghép thực tế và vừa phải đối với học sinh. Câu hỏi trong đề thi dàn trải từ bài 1 đến bào 10 trong chương trình lớp 12.

Như vậy, các em nắm chắc nội dung bài học, các em có thể có điểm khá trở lên. Để đạt điểm cao, các em cũng nên có những tập dượt, bằng cách làm một số đề thi để thuần thục. 

Nguyễn Thị Hồng Châu

Bình luận bài viết

x

Check Also

“Cú hích” trong cách dạy, cách học Ngữ văn

GDTĐ – Đề kiểm tra hay đề thi chính là một “cú hích”, một lực ...