* Hỏi: Tôi nhập ngũ 1975 và đến năm 1986 xuất ngũ về địa phương. Sau đó đi học lớp sư phạm, đến năm 1997 tôi được biên chế chính thức trong ngành Giáo dục và trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, trường hợp của tôi có được tính hưởng BHXH đối với thời gian trong quân đội không? – Nguyễn Mạnh Tùng – Hải Dương (ngmanhtung@gmail.com)
* Trả lời: Theo Khoản 10, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ quy định quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp nhà nước để tính là thời gian công tác liên tục (nay được tính là thời gian hưởng BHXH).
Về trường hợp cụ thể của bạn, bạn cần cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quá trình công tác, đóng BHXH và liên hệ với cơ quan BHXH nơi đang làm việc để xem xét và giải đáp thỏa đáng.
* Hỏi: Hiện tôi là giáo viên tiểu học thuộc diện biên chế, tính đến nay đã đóng BHXH liên tục 16 năm. Năm 2011 do hoàn cảnh gia đình tôi được Hiệu trưởng cho nghỉ không hưởng lương, năm 2013 tôi tiếp tục đi làm và đóng BHXH. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, khi nghỉ hưu tôi có được tính có thời gian đóng BHXH liên tục không, và chế độ hàng tháng của tôi sẽ được tính như thế nào? – Nguyễn Minh Tuyết – Bạc Liêu (ngminhtuyet@gmail.com)
* Trả lời: Theo quy định của pháp luật về BHXH, thời gian bạn nghỉ việc không hưởng lương, không đóng BHXH nên không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy, thời gian tính hưởng chế độ BHXH của bạn bao gồm thời gian đóng BHXH trước khi nghỉ việc không hưởng lương (16 năm) cộng với thời gian đóng BHXH từ khi trở lại làm việc (năm 2013).
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động được quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật BHXH và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ LĐ, TBXH.
GDTĐ Online
Bình luận bài viết