Home » Chính sách giáo dục » Việc cần làm cho trẻ trước khi vào lớp 1

Việc cần làm cho trẻ trước khi vào lớp 1

Trên thực tế, đã có nhiều trung tâm và thầy cô giáo mở các lớp học dạy chữ và luyện chữ cho trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu này. Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần khẳng định dạy cho con học trước sẽ hủy hoại khả năng tưởng tượng, sáng tạo, liên tưởng của trẻ nhưng rất nhiều các bậc cha mẹ vẫn cho con tham gia học trước như một cuộc đua âm thầm với một sự nhiệt tình cao độ.

Trước diễn biến của phong trào cho con đi học trước khi vào lớp 1, ngay từ ngày 29 tháng 08 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị nói rõ về việc không được dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Và mới đây, trước tình trạng ở một số nơi vẫn còn có những chỗ tổ chức dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần phải có những chỉ đạo nhằm chấm dứt ngay tình trạng này. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo nói rõ chỉ được dạy và chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1.

Trên tinh thần đó, các Phòng giáo dục cần phải chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương để có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non. Đây được xem là những động thái tích cực của cơ quan đầu ngành trước thực trạng này.

Bởi lẽ, trên thực tế, việc cho trẻ đi học trước tuổi có thể để lại những hệ lụy không hề nhỏ. Các kết quả nghiên cứu đã cho biết, nếu con trẻ được học trước thì chỉ có thể phát huy được khả năng ở giai đoạn đầu tiên khi vào lớp 1, nhưng sau đó khả năng tiếp thu của các em sẽ bị giảm hẳn.

Vì thế, nếu cho trẻ đi học trước sẽ làm mất đi quãng tuổi thơ 6 năm hồn nhiên và sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ.

Từ thực tế cũng đã cho thấy, việc cho trẻ học trước khi vào lớp 1 đã chẳng khác nào “bắt quả non chín ép” nên sẽ là một việc làm phản khoa học khiến cho tâm lí của trẻ sợ và bị ức chế. Khi đó, nếu trẻ được học trước, trẻ sẽ không còn sự háo hức, từ đó dẫn tới mất tập trung vì thấy kiến thức mà cô dạy đã được học trước rồi, sau đó sẽ dẫn tới tâm lí chủ quan và càng về sau các cháu sẽ càng bị đuổi dần.

Hơn nữa, việc cho trẻ học trước, trước khi vào lớp 1 sẽ khiến cho mọi hoạt động của trẻ bị ảnh hưởng như tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết vì sau này khi trẻ vào lớp 1 đã quen với cách học trước nên việc sửa sẽ là rất khó. Do đó, trẻ sẽ rất dễ gặp phải những khuyết tật về cơ, hệ thần kinh cho dù là có cô giáo dạy tốt, và như thế sẽ là có tội với trẻ em.

Bên cạnh đó, việc dạy học cho trẻ trước chương trình sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1 sau này, và khi đó sẽ làm cho con trẻ chủ quan và giảm hứng thú học tập khi vào lớp, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt…

Thực tế đã cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà tất cả các nước đều qui định trẻ em được “khai tâm” để đến trường vào năm 6 tuổi. Bởi vì lúc ấy, với đại đa số các cháu, đó là lúc thuận tiện nhất với bộ não đã đủ độ chín chắn để cho trẻ có thể học và học khi đó cũng tốn ít công nhất. Bởi mỗi sự phát triển đều có một thời dụng biểu cụ thể. Vậy, cần thiết làm những gì cho trẻ trong giai đoạn trước khi vào lớp 1?

Ở độ tuổi trước 6 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ còn non nớt nên việc dạy học chủ yếu cho các bé chỉ nên dựa trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” để cho trẻ làm quen với các chữ cái. Vì thế, việc cần làm của các phụ huynh là cần trò chuyện, khuyến khích cho trẻ nói những suy nghĩ về trường lớp, môi trường sắp tới của các cháu như thế nào.

Khi đó, cha mẹ sẽ giúp cho các bé phát triển kĩ năng quan sát, tập trung chú ý, biết sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực học tập và các kĩ năng giao tiếp với bạn trẻ. Và các phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên cho trẻ thông qua các hình thức như đi tham quan, đi chơi, dã ngoại, hoạt động kể chuyện sáng tạo và đặc biệt, để cho trẻ sớm thích nghi với môi trường mới thì cần cho trẻ tham quan trường Tiểu học.

Nếu trong gia đình của trẻ hiện đã có anh hay chị đang học tiểu học thì bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với những phương pháp cũng như đồ dùng học tập để trẻ có thể quen dần. Và thồng qua các cuộc trò chuyện với trẻ và đọc sách cho trẻ để giúp cho trẻ có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt sau này.

Khi đó, các phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ cách cầm sách và ngồi như thế nào hay thao tác bàn tay ra sao để việc sử dụng được gọn gàng và khéo léo. Vấn đề ở đây là các phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế và tinh thần cho trẻ ham học hỏi, khám phá chứ không nhất thiết phải chuẩn bị cho con tập đọc, tập viết trước.

Để giúp con có thể hòa nhập chung với các bạn sau này, cha mẹ cần dạy cho các em biết 29 chữ cái và biết thêm một số vần đơn giản. Từ đó, dạy cho các em biết cách cầm bút sao cho chắc, biết viết từng nét cong, nét thẳng, nét hất… Điều này đã sẽ giúp các bé tự tin và cảm thấy không thua thiệt so với bạn, giúp các bé sau này hào hứng với học tập hơn.

Đặc biệt là cần tập dần cho bé về tư duy và chịu khó suy nghĩ chứ không phải là cần phải biết thật nhiều. Khi đó, hãy để cho bé có thói quen hứng thú và khám phá học tập cho bản thân, chịu khó quan sát, tìm tòi, suy nghĩ chứ không phải là thuộc lòng hay làm các phép tính tốt. Bởi nếu cho trẻ học trước kiến thức sẽ khiến cho bé có cảm giác chán học giống như chán, vì ăn mà lại là phải ăn lại, từ đó bé sẽ lười suy nghĩ.

Và một điều cần lưu ý nữa là, cần dạy trẻ cách tôn trọng người khác. Bởi khi đã vào tiểu học, bé sẽ không thể được chiều, được chăm như ở nhà hay ở trường mẫu giáo.

Bởi vậy, thay vì cho con đi học trước, các phụ huynh hãy làm cho các bé sao cho để khi bé được đặt những bước chân khởi đầu vào lớp 1 bằng những sự háo hức, niềm say mê học hỏi và sự hứng khởi cuả một đứa trẻ khi được đến trường với những điều hay, lẽ phải, thú vị và mới mẻ. Cùng với đó, các thầy cô giáo cũng đón nhận các bé với niềm say mê công việc và tạo niềm hứng khởi để sao cho mỗi ngày học sinh đến trường thực sự là một ngày vui.q

Bình luận bài viết

x

Check Also

Thời hạn luân chuyển nhà giáo đến công tác tại vùng khó

Tuy nhiên hiệu trưởng nhà trường không nhận và nói trường đã đủ định biên ...