Đó là những giải pháp căn cơ mà ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đang nỗ lực thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc.
Tạo sự đột phá từ những quyết sách đúng đắn
Đến nay, tính riêng HS dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Kon Tum có 22.107/39.575 trẻ mầm non (tỷ lệ 55,9%); 36.102/57.674 HS tiểu học (tỷ lệ 62,3%); 21.984/37014 HS THCS (tỉ lệ 59,39%); 4.243/12.240 HS THPT (tỉ lệ: 34,7 %).
Toàn tỉnh hiện có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT); trong đó có 8 trường PTDTNT huyện có các lớp của 2 cấp học THCS, THPT (ngoài HS được hưởng chế độ HS nội trú có HS không hưởng chế độ HS nội trú); 1 trường PTDTNT tỉnh có các lớp cấp THPT (gồm những HS được hưởng chế độ HS nội trú).
Năm học 2016 – 2017, toàn tỉnh Kon Tum đã có 54 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) được thành lập và đi vào hoạt động; trong đó có 21 trường PTDTBT cấp tiểu học, 33 trường PTDTBT cấp THCS.
Ông Nguyễn Phúc Phận – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Kon Tum, trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum không ngừng triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục dân tộc, giáo dục vùng sâu, vùng xa.
Trên cơ sở đó, ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã quyết tâm cụ thể hóa nội dung: Nghị quyết 83/2016/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với HS DTTS giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết 85/2016/NQ-HĐND quy định khoảng cách và địa bàn để xác định HS không thể đến trường và trở về nhà trong ngày; quy định khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho HS; Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GD-ĐT Kon Tum giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025… một cách hiệu quả.
“Theo đó, nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, ngành GD-ĐT đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 62/2017/QĐ-UBND ngày 20/1/2017 về Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với HS DTTS giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 về danh sách các thôn, làng xác định HS không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày do địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách đối với HS, sinh viên (miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn, chính sách đối với HS dân tộc nội trú, bán trú, dân tộc rất ít người; cấp học bổng cho HS thuộc đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi HS giỏi quốc gia…); chính sách đối với giáo viên (chế độ cho giáo viên dạy phụ đạo theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục HS DTTS, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên, tình hình chuyển xếp lương cho giáo viên hợp đồng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và dân lập); chính sách đối với nhà trường (xây dựng trường đạt chuẩn, phát triển trường PTDTNT, PTDTBT…)”.
Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục dân tộc
Nói về những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trong năm học 2017 – 2018, ông Nguyễn Phúc Phận chia sẻ: Trong năm học mới này, tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục vùng khó từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững để xây dựng các trường học, điểm trường tại các xã. CTMT Giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn để đầu tư cho các trường phổ thông dân tộc bán trú.
Kinh phí chi thường xuyên của ngành để tu sửa cơ sở vật chất các trường… Vận động HS các trường vùng thuận lợi ủng hộ sách cũ giúp các trường vùng khó khăn. Điều động, luân chuyển giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi và ngược lại để điều hòa giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên dạy học vùng khó khăn, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của giáo viên công tác lâu năm tại vùng khó khăn.
Theo đó, ngành GD-ĐT Kon Tum sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế tình trạng HS bỏ học và đi học không chuyên cần, nhất là đối với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dành ngân sách cho GD-ĐT để ưu tiên và phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục đề nghị các cấp tiếp tục ưu tiên đầu tư cho GD-ĐT, đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách, cụ thể: Xây dựng và củng cố hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT đáp ứng quy mô phát triển giáo dục vùng khó khăn. Triển khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; đề xuất các chương trình, dự án giáo dục cho vùng khó khăn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục.
Lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu, dự án, ngân sách để tăng hiệu quả đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển GD-ĐT; nâng cao chất lượng, hiệu quả đâu tư công.
Ông Nguyễn Phúc Phân cho biết thêm: Ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường vùng DTTS, trường PTDTNT, PTDTBT nhằm tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục cho HS DTTS ngày càng tốt hơn; ngành GD-ĐT Kon Tum sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.
Thực hiện dạy tập nói tiếng Việt ở tất cả các lớp mẫu giáo DTTS. Các trường triển khai thực hiện bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; các cấp quản lý tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện ở lớp, trường.
Triển khai thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS DTTS; tổ chức các hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp, chú trọng nâng cao chất lượng tự học của HS. Đồng thời, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ QLGD, giáo viên, nhân viên và HS một cách đầy đủ, kịp thời, phát huy tác dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo vùng DTTS.
Trong năm học 2016 – 2017, chất lượng giáo dục đối với HS DTTS có sự chuyển biến tích cực. Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có 91,42% HS DTTS đỗ tốt nghiệp, cao hơn Kỳ thi THPT năm 2016 là 1,55%, trong đó giáo dục phổ thông đạt tỷ lệ 98,61% (tăng 1,26% so với năm 2016), giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 54,71% (giảm 1,39% so với năm 2016). Đặc biệt có 24 HS DTTS/159 HS đạt điểm cao trong Kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Bình luận bài viết