Home » Tin giáo dục » Trang bị cho trẻ kỹ năng ứng phó trước bạo lực học đường

Trang bị cho trẻ kỹ năng ứng phó trước bạo lực học đường

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là vì các em không được trang bị kỹ năng sống để ứng phó trước những tình huống mà mình gặp phải.

Nỗi lo về nạn bạo lực

Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ đầu năm 2010 đến năm 2016 cả nước đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Có nhiều em do áp lực tâm lý đã dẫn tới trạng thái hoảng loạn thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát.

Không chỉ có các học sinh nam mới có những hành vi bạo lực mà ngay cả ở những học sinh nữ cũng diễn ra tình trạng này. Một vụ bạo lực học đường được phát tán vào cuối năm 2016 với một clip dài gần 2 phút xuất hiện trên Facebook đã khiến mọi người sững sờ. Nội dung của đoạn clip khiến nhiều người không khỏi lo sợ trước hành động của một hội đồng nữ sinh hành hung hai nữ sinh còn lại bằng dép. Với những hành động dã man như tát tới tấp, dùng chân đạp liên tiếp vào người đối phương… nhiều người phát hoảng và ví hành động trên chẳng khác nào những pha hành động trong phim chưởng.

Đau xót hơn là trường hợp một học sinh nam của Trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái sau khi bị một nhóm người đánh, bắt quỳ em phải nhập viện điều trị 7 ngày. Sau đó, học sinh này xem được clip mình bị đánh và làm nhục được tung lên mạng nên đã thắt cổ tự tử. Rõ ràng vấn đề được đặt ra đó là không chỉ giáo dục cho các em nhận diện những hành vi bạo lực mà cần trang bị cho các em các kỹ năng phòng tránh những bất an này.

Học sinh cần được trang bị kỹ năng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xuất phát từ những yếu tố chủ quan và khách quan. Trước tiên do sự phát triển của chính bản thân trẻ, trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện về tâm sinh lý nên thiếu hụt về cách ứng xử, thường có những hành động bột phát, cảm tính, thiếu kiểm soát. Thứ hai, phương pháp giáo dục của gia đình và xã hội còn nhiều lỗ hổng. Nhiều gia đình cha mẹ mải mê làm ăn, không có thời gian chăm sóc, chia sẻ tâm tư, tình cảm của con cái nên không thể nắm bắt được tâm lý của các em.

Điều này sẽ khiến trẻ có cảm giác cô độc, nhiều em cố tình quậy phá, gây gổ đánh nhau để gây sự chú ý với gia đình. Đặc biệt, tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay vẫn còn xảy ra. Việc phải chứng kiến cảnh cha mẹ mâu thuẫn, đổ vỡ đã làm cho các em nảy sinh tâm lý buồn chán và thích sống buông thả. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực mà người lớn không kiểm soát được đã khiến trẻ có cái nhìn lệch lạc dẫn đến những hành động sai trái.

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, thời gian gần đây, nhiều nhà trường đã tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giúp học sinh nhận diện rõ hơn và có kỹ năng biết phòng tránh và ứng xử trước tệ nạn bạo lực. Theo Trung tá Đào Trung Hiếu – Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an: Phòng chống bạo lực học đường là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết cho các em đặc biệt là học sinh khối THCS. Người lớn phải giúp các em có những hiểu biết cơ bản để cùng những kỹ năng có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bạo lực đó. Ví dụ như nếu biết trước rằng mình sẽ bị đánh, các em cần chủ động thông báo trước sự việc với các thầy cô hoặc gọi điện cho người nhà, hay báo một số bạn bè của mình biết để bảo vệ. Nếu thấy an toàn (có thầy cô giáo, người thân, nhóm bạn… bên cạnh), các em có thể chủ động gặp đối tượng để nói chuyện, nhằm ngăn chặn sự việc xảy ra.

Luôn đi cùng bạn bè lúc tan học hay khi ra chơi là lời khuyên cần ghi nhớ của Trung tá Hiếu. Đông người bao giờ cũng an toàn hơn, nếu có bạn bè ở bên cạnh thì kẻ bắt nạt sẽ không dám làm gì. Không nên đi gặp riêng một mình theo yêu cầu của đối tượng. Trong hoàn cảnh mình yếu hơn, tốt nhất là cố gắng tránh gặp kẻ bắt nạt, ở trường hay ở trên đường, nhưng đừng tỏ ra cho họ thấy điều đó”.

Bình luận bài viết

2 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

x

Check Also

Ngoại khóa “Tuyên truyền phổ biến pháp luật”

Sáng thứ 2 ngày 09/5, Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn phối hợp với Công an ...